Hành trình sửa tượng Phật hư cũ và gieo duyên tặng cho người cần mà chị Hạnh Nguyên đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được nhiều lời chúc tốt lành từ cộng đồng mạng.
Con đường gian nan
Gần 2 năm trước,ườiphụnữgomtượngPhậtcũsơnsửarồigieoduyêntặngchongườicầcách tải video trên youtube về máy tính chị Hạnh Nguyên tình cờ nhìn thấy hơn chục tượng Thần tài, Thổ địa, tượng Phật hư cũ bị bỏ ở gốc cây nên đem về rửa sạch sẽ rồi tìm nơi đắp y (trang trí, thổi hồn vào tượng).
Khi đó, chị được báo giá 2,4 triệu đồng chi phí đắp y cho số tượng trên, nhưng vì đường xa nên khó gửi tượng đi được. Chị Nguyên tự mua sơn, cọ để tập vẽ, tập sơn và tự đắp y tượng.
Với người phụ nữ quanh năm bán nước mía và hoa cúng các dịp rằm lớn ở đường vào núi Bà Đen, việc vẽ tượng chẳng hề dễ dàng. "Hành trình này gian nan lắm. Người nhà, hàng xóm ý kiến nói tượng cũ là tượng xui rủi, người ta bỏ đi mà tôi đi đem về nhà, tưởng tôi có vấn đề tâm lý. Tôi thuyết phục, giải thích không được nhưng cũng không từ bỏ, thấy các tượng ở đâu bị bỏ ngoài đường, phơi nắng mưa tôi len lén bỏ vào bịch đen, canh không có ba mẹ ở nhà thì mang về sửa", chị Nguyên chia sẻ.
Trong quá trình làm, chị Nguyên đăng lên mạng xã hội để ai cần thì chị gửi đến những bức tượng sau đắp y để mọi người thờ phụng. Càng làm, chị nhận thấy rất nhiều người mong muốn có được một bức tượng nhưng không đủ điều kiện mua hay muốn thờ Phật lúc cuối đời nên chị lại thu xếp thời gian để tập đắp y.
Chị tâm sự: "Tượng mang về có cái rớt đầu, gãy tay, nứt tòa sen, tôi lại tỉ mỉ đắp lại rồi xịt sơn. Tôi tự học trên mạng cách phối màu, cách sơn rồi phát tâm làm để có người thỉnh tượng về. Cả nhà tôi theo đạo Cao Đài, đạo nào cũng khuyên nên làm điều lành nên tôi không phân biệt đạo mà cố gắng làm như duyên của mình".
Gần 1 năm sau, gia đình mới dần hiểu ý nghĩa công việc chị làm và chấp nhận để chị mang tượng hư cũ về nhà sơn, sửa. Thấy vợ mang tượng về nhiều, làm không kịp, anh Huỳnh Thanh Khoa (34 tuổi, chồng chị Nguyên) phụ vợ đắp thêm phần bị nứt, gãy. "Trong nhà tôi đang có vài trăm tượng Phật đủ kích cỡ chờ đắp y lại để gửi đến người cần", anh nói.
Vẽ tượng khó nhất là đôi mắt
Sau khi đăng tải lên mạng xã hội, chị Nguyên thông tin địa chỉ để người cần có thể đến tận nhà nhận tượng, người ở xa thì chị gửi qua đường bưu điện, tất cả đều miễn phí. Đó đa phần là công nhân, sinh viên hay người có hoàn cảnh khó khăn.
Điều kiện kinh tế không khá giả, nhưng chị vẫn tự bỏ tiền túi để mua cọ vẽ, sơn và lo chi phí đi lại. Có người nhận tượng hay gửi tượng hư cũ đến gửi kèm chút chi phí nhưng chị kiên quyết từ chối.
Mỗi ngày, sau khi đưa đón con đi học, chăm mẹ bệnh và cơm nước, chị lại tranh thủ đắp y tượng. Chị có thể vẽ hơn 10 tượng Phật Di Lặc, Thần tài một ngày; còn với các tượng Phật Dược Sư, Bồ tát Địa Tạng hư hỏng tòa sen thì phải trám lại nên mất nhiều thời gian hơn.
"Cảm xúc tác động nhiều đến nét vẽ nên khi mệt mỏi tôi không vẽ. Làm xong không vừa ý thì xóa đi vẽ lại. Vẽ tượng Phật khó nhất là vẽ mắt, làm sao phải thể hiện phần hồn của từng tượng, ví dụ như tượng Bồ tát thì ánh mắt thật từ bi, tượng Thần tài thì ánh mắt tươi vui", chị cho hay.
Anh Trần Hiếu Nghĩa (24 tuổi, công nhân tại Bình Dương) cho biết: "Tôi thấy chị Nguyên sửa tượng gieo duyên miễn phí trên mạng nên nhắn tin xin thỉnh tượng khoảng 2 năm trước. Sau đó, tôi thỉnh thêm cho người nhà, đồng nghiệp và những người quen để lễ bái tại nhà".
Anh Lý Văn Út (29 tuổi, ngụ Tây Ninh) từng đến nhà chị Nguyên thỉnh tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Phật Di Lặc về thờ phụng 5 tháng trước nhận xét, nét vẽ tượng Phật của chị Nguyên rất có hồn. Thấy tượng hư cũ ở đâu, anh đều gửi đến để chị Nguyên sửa và gửi đến mọi người.