Xsmb Thứ 4

Ngày 7.7, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ban tóc bết

【tóc bết】Các cuộc vận động sẽ có sức lan tỏa khi cán bộ Đoàn nêu gương

Ngày 7.7,áccuộcvậnđộngsẽcósứclantỏakhicánbộĐoànnêugươtóc bết tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ban thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ III, khóa XII với sự chủ trì của anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên VN và các Bí thư T.Ư Đoàn: anh Ngô Văn Cương, anh Nguyễn Tường Lâm, chị Nguyễn Phạm Duy Trang, anh Nguyễn Minh Triết.

Các cuộc vận động sẽ có sức lan tỏa khi cán bộ Đoàn nêu gương - Ảnh 1.

Anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên VN chủ trì hội nghị

BẢO ANH

Ứng xử văn minh trên không gian mạng

Tại hội nghị, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy cho rằng 6 tháng đầu năm, thực hiện chủ đề "Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn", các cấp bộ Đoàn đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong nội dung và phương thức, có nhiều công trình, phần việc thiết thực, hiệu quả, có dấu ấn xã hội.

Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu còn đạt thấp như: hỗ trợ dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên; ý tưởng, sáng kiến của đoàn viên, thanh niên được tổ chức Đoàn hỗ trợ triển khai, hiện thực hóa. Vì vậy, anh Bùi Quang Huy đề nghị các đại biểu cho ý kiến, thảo luận nguyên nhân để tìm giải pháp thực hiện tăng tốc về đích trong 6 tháng cuối năm. Đây cũng là dịp để các đại biểu bàn phác thảo nhiệm vụ công tác năm 2024. Dự kiến năm 2024 chủ đề là "Năm Thanh niên tình nguyện", bởi đây là năm kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, là năm diễn ra Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên VN với đại diện tập hợp thanh niên.

Đối với cuộc vận động "Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên thời kỳ mới", Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề xuất và xin ý kiến Ban Thường vụ ban hành kết luận tiếp tục thực hiện cuộc vận động, do về cơ bản các nội hàm, giá trị hình mẫu trong cuộc vận động vẫn còn nguyên giá trị, chỉ bổ sung một số nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện hiệu quả hơn trong nhiệm kỳ mới.

Về cuộc vận động "Ứng xử văn minh trên không gian mạng", Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy cho biết đây là nội dung cụ thể hóa đề án "Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022 - 2030", quy định 85 của Ban Bí thư T.Ư Đảng, luật An ninh mạng, Bộ quy tắc ứng xử của Bộ TT-TT. Cuộc vận động nhằm góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đoàn viên, thanh thiếu nhi về ý thức, trách nhiệm đối với việc ứng xử với những thông tin trên mạng xã hội, tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý mạng xã hội. Theo đó, thanh thiếu niên ứng xử văn minh trên không gian mạng, cần thực hiện các quy tắc ứng xử chung, cụ thể có 4 quy tắc: "tuân thủ, lành mạnh, an toàn, trách nhiệm".

Với đề án "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em" giai đoạn 2023 - 2027, anh Bùi Quang Huy nhấn mạnh đây là nội dung quan trọng nhằm xây dựng thực hiện những nội dung ngăn chặn xâm hại trẻ em môi trường mạng; làm sao đảm bảo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết.

Lan tỏa tình yêu biển, đảo Tổ quốc

Phát biểu tại hội nghị, chị Trần Thị Diễm Trinh, Bí thư Tỉnh đoàn Bình Dương, bày tỏ tâm huyết với cuộc vận động "Ứng xử trên không gian mạng" giai đoạn 2023 - 2030. Chị Trần Thị Diễm Trinh cho rằng để cuộc vận động thực sự lan tỏa rộng rãi, đạt hiệu quả, cần đẩy mạnh và đa dạng các hình thức, sản phẩm tuyên truyền. "Trước hết là vai trò nêu gương của cán bộ Đoàn; tiếp đến là tuyên truyền cho đoàn viên, thanh niên tự ý thức, tự giác ứng xử văn hóa, văn minh trên không gian mạng", chị Trinh nói.

Chị Chu Hồng Minh, Bí thư Thành đoàn Hà Nội, cũng cho rằng với cuộc vận động "Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên thời kỳ mới" cần gia tăng giải pháp tự học, tự rèn luyện và nêu gương của đội ngũ cán bộ Đoàn. "Cuộc vận động sẽ có sức lan tỏa khi cán bộ Đoàn làm tốt công tác nêu gương. Nếu có một vài cá nhân làm không tốt công tác nêu gương thì tạo hiệu ứng ngược trong xã hội", chị Minh nói.

Về vấn đề này, chị Trần Thị Chúc Quỳnh, Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng, cho rằng trong việc xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới cần đánh giá tác động tiêu cực đến thanh niên để đưa ra giải pháp cụ thể. "Có những cán bộ đảng viên thiếu gương mẫu rèn luyện, tự diễn biến, tự chuyển hóa tác động đến tư tưởng của thanh thiếu nhi. Cần nêu cao vai trò của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho đoàn viên, thanh niên", chị Quỳnh nói.

Đồng thời, chị Trần Thị Chúc Quỳnh đề xuất Hội Liên hiệp Thanh niên VN cần tổ chức các chuyến hành trình đưa thanh niên đến với quần đảo Trường Sa để giáo dục cho người trẻ. "Những chuyến hành trình đến Trường Sa mang lại nhiều nguồn cảm xúc hơn bất cứ chuyến đi xa hoa nào. Tôi mong Hội Liên hiệp Thanh niên VN tổ chức chuyến hành trình đến Trường Sa cho thanh niên, trong đó có thanh niên dân tộc thiểu số, chức sắc, để giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong mỗi bạn trẻ", chị Quỳnh nói.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu cũng nhất trí cao với chủ đề công tác năm 2024 là "Năm Thanh niên tình nguyện".

Phát biểu kết luận về các góp ý của đại biểu, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy cho biết cơ bản các ý kiến đều thống nhất với dự thảo về các cuộc vận động. Trong đó, đại biểu có đề xuất bổ sung một số không gian mới, chủ thể phù hợp với tình hình mới. Ban Thường vụ sẽ tiếp thu tối đa các ý kiến để đưa vào kế hoạch. Anh Bùi Quang Huy cho biết cũng tiếp thu ý kiến của đại biểu về việc Hội Liên hiệp Thanh niên VN nên tổ chức chuyến đi đến Trường Sa, để các hội viên thuộc nhiều đối tượng trong xã hội được đến trải nghiệm và lan tỏa những đóng góp cho biển, đảo của Tổ quốc.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap